Phương pháp Bàn tay nặn bột

“Bàn tay nặn bột” (tiếng Pháp: “La main à la pâte” ; tiếng Anh: Hands on) là một phương pháp dạy học tích cực dựa trên thí nghiệm nghiên cứu, áp dụng cho việc giảng dạy các môn khoa học tự nhiên. Bàn tay nặn bột là một chương trình giáo dục tiên tiến, giúp đổi mới giáo dục khoa học chuyên sâu tại trường học ở Pháp.

Được thành lập năm 1996 bởi giáo sư Georges Charpak, đạt giải Nobel vật lí năm 1992, Lena – nhà thiên văn học và Pierre Yves Quéré – nhà vật lí với sự hỗ trợ của Viện Hàn lâm Khoa học, bàn tay nặn bột dựa trên một phương pháp tiếp cận mới đối với khoa học trong giảng dạy ở trường tiểu học và mẫu giáo.

“Bàn tay nặn bột” (BTNB) chú trọng đến việc hình thành kiến thức cho học sinh bằng các thí nghiệm tìm tòi nghiên cứu để chính các em tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống thông qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu hay điều tra…

Bộ tài liệu sưu tầm từ lớp tập huấn về Phương pháp Bàn tay nặn bột do Sở GD&ĐT Bình Định phối hợp với Hội gặp gỡ Việt Nam tổ chức.

Download

  1. 06/12/2018 lúc 12:48 chiều

    Your style is so unique compared to other folks I have read stuff from.
    Many thanks for posting when you’ve got the opportunity, Guess I will just bookmark this blog.

  2. bọ con
    21/04/2014 lúc 8:38 chiều

    Trơi, ngay ca thay tren so ve day co tiet khoa thoi ma toi 90p. Day xong roi lai bot mon nay xen mon kia de bu.

  3. Nga
    02/12/2013 lúc 4:09 chiều

    Tôi là giáo viên tiếng anh ở 1 trường không phải thành phố. Học sinh thì không chú trọng môn học này, trường tôi cũng chẳng ưu ái cho môn dạy của tôi, thậm chí cũng chưa giáo viên nào từng nhắc tới phương pháp BTNB. Nhưng từng bước một tôi đã áp dụng phương pháp BTNB, dẫn dắt các em chủ động tìm hiểu thông tin và tôi cũng đã kiểm tra lại ý kiến của học sinh. Các em đều nhận xét là hiểu bài hơn và nhớ lâu hơn. Để làm được điều đó, tôi đã chủ động giảm lượng kiến thức đòi hỏi trong sgk với học sinh, mục đích là các em học được ít mà nhớ lâu, còn hơn học đủ mà chẳng nhớ gì. Đây mới chỉ là thời gian đầu chúng ta được tiếp cận với phương pháp dạy học này, sẽ không tránh khỏi những thông tin trái chiều và những khó khăn. Nhưng tôi tin rằng đó là cách học tốt và phù hợp với mọi đối tượng học sinh. Tôi ủng hộ lắm, mong rằng mọi người hãy nhìn nhận về pp này 1 cách tích cực để chúng ta đồng lòng, tạo cho nền GD Việt nam một bước tiến mới.

    • Anh huynh
      17/05/2015 lúc 7:16 chiều

      Phương pháp này dành cho các bộ môn khoa học tự nhiên, chú trọng thí nghiệm thực hành, học sinh tự nghiên cứu rút ra kết luận mà bạn ứng dung vào dạy tiếng Anh được that là quá hay!

  4. vophucthanhson
    24/11/2013 lúc 6:07 chiều

    Đi day ca ngay ve nha 25 loai ke hoach hang chuc cac thu lung tung . Chung toi lay cac cu cap tren day de GV chung toi tho mot chut . Danh vat voi hoc sinh da du lam roi .

  5. xuanhaquynh
    27/09/2013 lúc 10:25 chiều

    Phải nói là nền giáo dục VN đang tiến hành đổi mới, nhưng thiết nghĩ phải tìm hiểu xem những phương pháp đổi mới đó có phù hợp với tình hình thực tiễn nước ta hay không? Có phù hợp với vùng nông thôn hay không? Đúng là mấy ông cán bộ nước ta có tầm nhìn rất xa và rộng!

  6. Viên gạch
    03/09/2013 lúc 7:18 chiều

    Sở GD-ĐT TP.HCM vừa có văn bản đề nghị tất cả các trường tiểu học trên địa bàn thành phố triển khai đại trà phương pháp dạy học “Bàn tay nặn bột”.
    Cụ thể, các trường phải trang bị đầy đủ dụng cụ, vật liệu làm thí nghiệm để học sinh được thực hành thí nghiệm theo nhóm. Các giáo viên sẽ tổ chức cho học sinh được thực hành, thí nghiệm giúp các em tự trả lời câu hỏi đã nêu ra. Từ đó giúp các em hình thành kiến thức mới.
    Cũng theo văn bản trên, giáo viên có thể thiết kế tiến trình dạy học cụ thể cho mỗi chủ đề mà không nhất thiết phải theo bài hoặc tiết trong sách giáo khoa. Mỗi chủ đề có thể được thực hiện ở nhiều tiết học, mỗi tiết học có thể chỉ thực hiện một hoặc một số bước trong tiến trình sư phạm của phương pháp “Bàn tay nặn bột”.
    Nguồn: Báo Tuổi Trẻ

  7. 22/08/2013 lúc 8:33 sáng

    Các đồng chí cho tôi biết địa chỉ của tài liệu gốc về PP bàn tay nặn bột. Xin cảm ơn!

    • Le Khue Van
      01/09/2013 lúc 8:46 chiều

      Đổi mới PPDH bằng PP bàn tay nặn bột nghe cũng hay nhưng có phải bắt buộc đ/v các môn không nhỉ? Năm học 2013-2014 nghe nói Hiệu trưởng ở một số trường ra lệnh cho GV Toán, Văn, Sử, Địa, CD phải dạy bàn tay nặn bột. Ý kiến của mọi người thế nào?

  8. Ngọc Vân
    16/08/2013 lúc 12:42 chiều

    Toi duoc phan cong di tap huan, chua di ma chi doc cung thay choi lam roi. Ro la adua!

  9. Bin
    04/08/2013 lúc 12:19 sáng

    Nặn bột thật còn chưa nên lấy đâu nặn kiến thức!

  10. Quang Nhiều
    02/07/2013 lúc 4:18 chiều

    Sao mấy ông trên Bộ Giáo dục – Đào tạo không đọc xem ý kiến của mọi người trên trang này nhỉ? Chỉ vội vàng yêu cầu các nơi thực hiện. Thật rõ vui!

  11. Viên gạch
    26/04/2013 lúc 1:06 chiều

    Ngày 25-4 Bộ GD-ĐT tổ chức “Hội nghị giao ban triển khai phương pháp Bàn tay nặn bột ở trường THCS”.
    Các thầy, cô trực tiếp giảng dạy phương pháp này đều khẳng định: “Bàn tay nặn bột khiến học sinh cực kỳ hứng thú. Các em được làm việc nhiều hơn, suy nghĩ nhiều hơn và trình bày quan điểm. Các em có thể ghi nhớ kiến thức ngay trên lớp và biết vận dụng vào cuộc sống”.
    Viên gạch đầu tiên
    Từ năm học 2011 đến nay, nhiều tỉnh đã triển khai thí điểm phương pháp Bàn tay nặn bột trong các trường. Điển hình là Hà Giang có tới 59 trường thí điểm với khoảng 3.000 học sinh tham gia… Các tỉnh, thành khác có khoảng 10-15 trường tham gia.
    Cô giáo Bùi Thị Thủy, Trường THCS Cuối Hạ – Kim Bôi (Hòa Bình), nhận xét: “Thực tế dạy học với phương pháp Bàn tay nặn bột, chúng tôi đều thấy rõ học sinh tiếp thu chủ động, vận dụng kiến thức vào cuộc sống, phát triển kỹ năng thực hành, thí nghiệm, khả năng quan sát, sáng tạo, tính độc lập khoa học, khả năng tự học và hợp tác nhóm. Bài học với phương pháp này giúp học sinh chủ động, hứng thú, tự tin hơn”.
    Cô giáo Tạ Thị Huế, hiệu trưởng Trường THCS phường 4 (TP Cà Mau), cũng cho biết: “Không nghi ngờ gì về hiệu quả tích cực của Bàn tay nặn bột. Thay vào việc giáo viên làm thí nghiệm cho học sinh xem, thay vào việc học sinh xem bài thí nghiệm và kết quả trong sách giáo khoa, các em phải tự tìm cách giải quyết vấn đề với các thiết bị thí nghiệm hoặc vật dụng có trong thực tế đời sống… Với cách này, mỗi nhóm có thể tìm một hướng đi khác nhau, có những giả thiết khác nhau và dĩ nhiên có em đi sai đường, có em tìm ra kết quả đúng… Nhưng dù thế nào thì các em cũng đi tới được cái đích là nắm bài sâu hơn, chắc chắn hơn khi được tự nghĩ, tự quan sát, tự làm”.
    Tuy nhiên tại hội thảo trên, TS Nguyễn Sĩ Đức, phó vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học Bộ GD-ĐT, cũng cảnh báo: “Thực tế kiểm tra thấy có nhiều thầy cô giáo đã chưa dạy đúng tinh thần của Bàn tay nặn bột”. Một thầy giáo của Thừa Thiên – Huế cũng cho rằng việc đưa phương pháp này vào các nhà trường vừa qua giống như đặt viên gạch đầu tiên. Ai cũng thấy hay, nhưng làm gì để một “cái hay” không bị biến thành “phong trào” rồi tan nhanh như nhiều phát kiến khác của ngành GD-ĐT thì cần thận trọng. “Đừng vội vỗ tay tán thưởng rồi bằng lòng vì khó khăn còn phía trước” – thầy giáo này nói.
    Phải tự cởi trói
    Tại hội thảo, hầu hết thầy cô giáo đều đưa ra vô vàn khó khăn: sĩ số lớp quá đông (trong khi để thực hiện chỉ nên 25-30 học sinh/lớp), diện tích phòng học chật chội, bàn ghế không đạt yêu cầu để tổ chức nhóm học và trình bày thí nghiệm, thầy cô giáo ngại đổi mới do sợ bị “vượt rào”, sợ thanh tra chuyên môn phạt vì trái quy định, thời hạn 45 phút/tiết không đủ, chương trình – sách giáo khoa hiện tại quá nặng về cung cấp kiến thức nên rất khó để vừa “chạy hết chương trình vừa đổi mới phương pháp”.
    Cô Tạ Thị Huế và một số thầy cô khác băn khoăn về việc “Thiết bị thí nghiệm hiện có chất lượng không đảm bảo, độ chính xác không cao nên rất khó khi học sinh tự làm thí nghiệm”.
    Thầy giáo Nguyễn Văn Cần, Sở GD-ĐT Thừa Thiên – Huế, đã đề xuất sắp xếp lại trình tự kiến thức và chủ động điều chỉnh thời lượng dạy lý thuyết và thực hành. Ví dụ môn học có 14 tiết thì có thể dạy hai tiết lý thuyết, hai tiết kiểm tra, còn dành bảy tiết để dạy chuyên đề theo Bàn tay nặn bột. Thầy giáo này cũng đề xuất “có thể ghép ba bài vào một chuyên đề”. Thầy Cần cho biết: “Cách sử dụng linh hoạt tiết học có thể giải quyết được vướng mắc của việc thiếu thời lượng khi triển khai Bàn tay nặn bột”.
    Trao đổi thêm về ý kiến này, cô Tạ Thị Huế cho rằng: “Cần triển khai dạy học theo liên môn. Bởi có nhiều kiến thức hóa, lý, sinh giao nhau và có thể đưa vào một chuyên đề để áp dụng Bàn tay nặn bột”. Cô Hằng, một giáo viên khác ở Ninh Bình, bày tỏ quan điểm: “Có thể áp dụng Bàn tay nặn bột vào một bài, nhiều bài, hoặc một phần kiến thức nào đó”. Như vậy, kế hoạch dạy học, phân phối chương trình sẽ phải thay đổi. “Sự vượt rào này có khiến giáo viên bị xem là phạm lỗi không?”.
    Trả lời trực tiếp chất vấn và băn khoăn của thầy cô giáo, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển khẳng định: “Sáng kiến của các thầy cô ở trên là rất tốt, Bộ GD-ĐT không có lý do gì để không ủng hộ. Trong tương lai, hướng dạy học tích hợp cũng sẽ được Bộ GD-ĐT triển khai. Nghiên cứu khoa học không bao giờ chỉ nhắm vào một môn học mà cần giải quyết những vấn đề của cuộc sống bên ngoài. Mà những vấn đề đó liên quan tới nhiều kiến thức trong các môn học trong nhà trường”.
    Nguồn: Báo Tuổi trẻ

  12. Thutuan08
    02/04/2013 lúc 11:29 sáng

    Chẳng phù hợp chút nào với nền giáo dục Việt Nam. Đúng là adua!

  13. Tâm
    24/03/2013 lúc 4:07 chiều

    Sau khi xem phương pháp BTNB tôi nghỉ nó chỉ áp dụng cho các trường điểm có đầy đủ CSVC chứ như trường tôi thì chỉ có nước đem bỏ xuống sông mà thôi. Dụng cụ thì không có, phòng học thì thiếu lên thiếu xuống, làm sao mà tiến hành đây? Còn tập huấn ư? Tới Hiệu trưởng trường tôi còn chưa di nữa huống chi tôi!

  14. Thuy Van
    25/02/2013 lúc 10:58 chiều

    Tôi vô cùng thất vọng về nền giáo dục VN vì cái kiểu chạy đua, học đòi. Người ta bảo pp này hay là mình cũng nghĩ rằng hay. Đọc lí thuyết thì đúng là rất hay, có vẻ như rất hợp lí nhưng áp vào thực tiễn VN làm sao được khi HS mỗi lớp lên đến 50-60 HS, cơ sở vật chất thiếu thốn, đồ dùng thí nghiệm cả trường chẳng có lấy một bộ thì thực hành, thí nghiệm gì. Trong khi tập huấn GV kiểu cưỡi ngựa xem hoa, chẳng đi đến đâu cả. Tôi được phân công dạy chuyên đề nhưng chỉ được BGH tập huấn cho dăm câu ba điều lí thuyết, chuyên đề sở thì không được dự. Quá mệt mỏi!!!

  15. Châu
    20/01/2013 lúc 6:14 chiều

    Các kĩ thuật dạy học được “đưa về nước” để phục vụ cho giáo dục Việt Nam là các kĩ thuật hiện đại, đổi mới trên thế giới thật nhưng thực tiễn giáo dục của ta cấp trên chưa soi xuông thực sự nên chưa biết, chỉ thông qua các báo cáo của ban giám hiệu các trường thì chẳng ăn thua gì. Như môn văn của chúng tôi, đến cảm nhận chung về một bài thơ học sinh cũng chẳng biết, thậm chí nếu không được dẫn dắt thì các em khi đọc xong bài thơ đó cũng chẳng biết nó đang viết về cái gì. Nhiều hôm chúng tôi buồn đến phát khóc, phát xót xa ra. Không nên quá hình thức, hãy đi sát thực tế người học đã. Thấm chí có rất nhiều học sinh khối 10 yêu cầu kể tên 10 truyện cổ tích hoặc ngụ ngôn của văn học dân gian cũng không kể được. Trên thì ép đổi mới, dưới thì học sinh chẳng có vốn liếng kiến thức về môn học (vì môn văn các em không thích học, vì nó chẳng có liên quan thi đại học – đau lòng lắm môn tôi yêu thích), nỗi khổ lại thuộc về giáo viên.

  16. Chuột xạ
    10/11/2012 lúc 3:52 chiều

    Ăn ở không, không nghĩ ra được gì mới phục vụ cho thực tế giáo giáo dục Việt Nam, cứ lấy cái mới của thế giới mà vận dụng cho nền giáo dục Việt Nam làm sao áp dụng được, chả hiểu biết gì về thực tế nước ta cả …

  17. Nguyen Thi Sau
    18/10/2012 lúc 8:21 chiều

    Phương pháp này sao mà rắc rối quá, không phù hợp với tình hình dạy học hiện tại. Có lẽ vài năm nữa áp dụng sẽ tốt hơn.

  18. Nguyễn Thị Lan
    15/10/2012 lúc 8:56 chiều

    Ngồi trên mà đẻ bao nhiêu là việc cứ tìm cách mà kiếm cớ đẻ làm giàu, giáo viên ở dưới này quá nhiều việc đi dạy cả ngày còn thời gian đâu mà làm, sổ sách giáo an tìm tòi PP này PP nọ đến 24 giờ khuya chưa xong mấy xếp cứ ngồi trên rảnh rổi không làm gì cứ tưởng GV chúng tôi sướng lắm à, HS đọc không ra mà đòi PPBTNB GV củng chưa hiểu đặt bày HS.

    • thanhthuy77
      31/03/2014 lúc 8:42 chiều

      Cấp trên cứ bảo trong dạy học các cô phải linh hoạt lựa chọn phương pháp phù hợp với đối tượng. Thế mà cấp trên lại không linh hoạt lựa chọn phương pháp phù hợp với đất nước mình, địa phương mình.

  19. Nguyễn Thị Lan
    15/10/2012 lúc 8:49 chiều

    Tôi cảm thấy rất mệt mỏi về PPBTNB này vì không phù hợp với HS Việt Nam.

  20. Duong Duong Vu
    07/10/2012 lúc 9:54 chiều

    Mình không hiểu lắm về phương pháp này.

  21. Trần Quang Tỵ
    27/09/2012 lúc 11:33 sáng

    Hiện nay có rất nhiều phương pháp được áp dụng trong trường học phổ thông cũng như các cấp học khác đang còn vướng rất nhiều như: Đối tượng người học, thiết bị dạy học trong nhà trường, sự cống hiến của một người thầy giáo… Để phát huy các phương pháp đặt ra có hiệu quả trên diện rộng. Việc làm đầu tiên là thiết bị hóa đồ dùng dạy học trong nhà trường thì phương dạy học sẽ khả thi. Bây giờ thí nghiệm hay góc dự án, dạy học tích cực … mà không đảm bảo đủ đồ dùng dạy học trong nhà trường thì chỉ dừng lại ở phương pháp cũ xưa mà thôi. Vì thế Bộ giáo dục phải thanh tra, kiểm tra đồ dùng dạy học trong nhà trường hiện nay như thế nào, đặc biệt các trường vùng ven, nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa. Bản thân tôi đi tập huấn rất nhiều về phương pháp dạy học nhưng về trường chỉ để vào ngăn sách chờ đồ dùng dạy học.

  22. Nguyen Bong Boc
    17/08/2012 lúc 10:27 sáng

    Ôi giời, thế tóm lại kinh phí cho dự án này là bao nhiêu, giai đoạn thí điểm là bao nhiêu và triển khai đại trà là bao nhiêu? Mấy trăm tỉ để mình còn nhân phần trăm chi cho các ban bệ còn chấm mút nào. Đây gọi là đang thời đói kém thì không có bột cũng phải nặn bằng tưởng tượng đấy.

  23. Đặng Thị Thu Hằng
    11/03/2012 lúc 9:23 chiều

    Tôi cũng là một giáo viên Tiểu học và đã dự giờ theo phương pháp này nhưng có vẻ nó chưa thật sự phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất trong nhà trường hiện nay. Thời gian chuẩn bị cho một tiết học quá nhiều, học sinh vẫn phải nhờ sự hỗ trợ của giáo viên nhiều…

  24. Thuy
    12/02/2012 lúc 9:08 chiều

    PP nay moi nhung GV chi duoc cung cap nhung tai lieu so sai nen rat kho hinh dung. Ban than GV con thay mo ho thi lam sao co the truyen thu tot cho HS duoc./.

  25. Kiều Oanh
    19/09/2011 lúc 2:59 chiều

    Lại còn PP này nữa sao. Đọc xong thấy thực chất PP này là phương pháp thực nghiệm và nó chỉ là thay đổi hình thức hoạt động dạy cho phong phú thôi. Không có gì mới mẻ cả.

  1. No trackbacks yet.

Gửi phản hồi cho Thuy Van Hủy trả lời